Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Biểu hiện của bệnh gai xương gót chân

Không phải bệnh gai xương gót chân nào cũng gây đau gót chân. Nhiều người cảm thấy bị đau gót chân là do phản ứng viêm các mô ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh. Vì vậy, có một số trường hợp bị gai xương gót mà không thấy đau hoặc ngược lại thấy đau ở gót chân nhưng lại không có gai xương.

Gai xương gót chân hình thành do sự bồi tụ canxi bao bọc quanh gân gan chân để chống lại các áp lực tác động vào cân cơ vùng gan chân, dẫn đến sự hình thành gai xương ở mặt dưới gót chân. Những người tuổi trung niên, người thường xuyên vận động nhiều, khuân vác vật nặng thường rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao do sức nặng của cơ thể làm gia tăng áp lực lên bàn chân.

Triệu chứng điển hình của bệnh đau xương gót chân là những cơn đau nhức buốt ở gót chân vào buổi sáng sau khi thức dậy, khi bước chân xuống đất. Người bệnh phải đi lại một lúc mới thấy đỡ đau. Cơn đau có thể tăng mạnh khi bệnh nhân vận động mạnh, đột đột hoặc kéo dài và chỉ giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian. Lâu dần, cơn đau có thể đến thường xuyên khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, bước đi tập tễnh. Trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đấn đứt gân gan chân.

Khi chụp phim Xquang sẽ thấy hình ảnh gai xương gót mọc từ mặt dưới xương gót ở vùng gan chân.

Khắc phục bệnh gai xương gót chân như thế nào?

Biểu hiện của bệnh gai xương gót chân
Biểu hiện của bệnh gai xương gót chân


Để phòng bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi luyện tập, chơi thể thao. Có chế độ tập luyện phù hợp, tránh luyện tập quá sức có thể gây tổn thương gân cơ chân. Đối với những người bị béo phì cần cải thiện chế độ dinh dưỡng thích hợp và vận động hiệu quả để duy trì cân nặng hợp lý. Gai cột sống L4 http://coxuongkhoppcc.com/gai-cot-song-l4-l5.html

Khi bị đau do gai xương gót chân, bệnh nhân cần chú những điều sau:

Nghỉ ngơi phù hợp, gác chân lên cao khi nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, có thể dùng nạng để giảm sức nặng lên bàn chân.

Đi giày dép mềm và vừa chân, nên sử dụng thêm miếng đệm lót dưới gan bàn chân để giảm đau. Băng chun gan bàn chân để giảm áp lực lên cân gan chân khi bị viêm.

Thực hiện các bài tập massage gan bàn chân, chườm đá hoặc áp dụng vật lý trị liệu bằng siêu âm, hồng ngoại, sóng ngắn để giảm đau tại chỗ.

Trong trường hợp đau nặng có thể dùng thuốc chống viêm và giảm đau như paracetamon, aspirin, meloxicam, diclofenac, piroxicam… để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Có nên tiêm kháng sinh khi bị viêm khớp không ?

Kháng sinh là những thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Chúng theo những phương thức khác nhau sẽ làm thay đổi chuyển hóa của vi khuẩn, thay đổi cấu trúc của tế bào, do đó làm thay đổi thời gian sinh tồn. Thậm chí ở một số loại, chúng sẽ làm vi khuẩn bị tiêu biến hoàn toàn.

Viêm khớp, tiêm kháng sinh khi bị viêm khớp là căn bệnh phổ biến ở người già. Khi bị viêm khớp nặng, các khớp xương đau nhức tê cứng khiến người bệnh gần như không cử động được. Căn bệnh này gây đau đớn khiến cho người già mất ăn mất ngủ. Nhiều người đi bệnh viện nếu bác sĩ cho thuốc liều nhẹ thì thuốc hầu như chẳng có tác dụng còn nếu bác sĩ kê cho những loại thuốc kháng sinh thì sẽ thấy ngay tác dụng. Sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân viêm khớp nhằm làm giảm những cơn đau do bệnh gây ra dường như đã trở thành thói quen của cả bác sĩ và bệnh nhân.

Đau khớp kê thuốc kháng sinh có vẻ như “bản năng” ưa thích của một số bác sĩ và nhiều dược sĩ trong chiến lược dieu tri benh viem da khop. bệnh viêm khớp. Bất kể đau khớp là gì, biểu hiện ra sao, kháng sinh như một thuốc đầu bảng trong đơn thuốc điều trị, đặc biệt là những kháng sinh mạnh phổ rộng. Cũng có vô vàn kiểu dùng kháng sinh, người thì cho uống, người thì cho tiêm… tất cả đều cho rằng kháng sinh có thể có hiệu quả.

Có nên tiêm kháng sinh khi bị viêm khớp không ?
Có nên tiêm kháng sinh khi bị viêm khớp không ?


Các loại kháng sinh khác nhau sẽ có tác dụng trên các loại vi khuẩn khác nhau. Hơn nữa, độ ngấm của thuốc vào xương khớp lại tùy thuộc vào từng loại thuốc, do đó hiệu lực dược lý cũng không giống nhau. Nhưng có vẻ như các kháng sinh dòng phổ rộng đang bị lạm dụng trong điều trị các bệnh này. Đó là các kháng sinh dòng beta-lactam, quinolon, amynoglycosđauid…

Tuy nhiên, cần biết rằng kháng sinh chỉ có tác dụng với các vi khuẩn nhạy cảm đặc thù. Nếu dùng kháng sinh không đúng hoặc không phù hợp thì chuyện hết bệnh khớp là không thể. Chẳng hạn, nếu một bệnh nhân bị lao khớp mà dùng các kháng sinh nhóm quinolon thì coi như đến… sang năm mới hết bệnh. Nếu dùng kháng sinh cho các bệnh khớp không do nhiễm khuẩn thì có dùng cũng như không.

Quay trở lại vấn đề đau khớp và bệnh viêm khớp, không phải bệnh đau khớp nào cũng do nhiễm khuẩn. Từ đó suy ra không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng được dùng như một khuyến cáo. Những trường hợp đau do co thắt mạch máu gây ra hoặc bệnh nhân bị lắng đọng tinh thể uric thì dùng kháng sinh không có ý nghĩa.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Những cách điều trị bệnh loạn dưỡng cơ

Hiện chưa có cách nào điều trị bệnh loạn dưỡng cơ. Liệu pháp gen có thể là cách điều trị để làm ngừng tiến triển của một số dạng loạn dưỡng. Biện pháp điều trị hiện nay giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm biến dạng khớp và cột sống, cho phép bệnh nhân duy trì được khả năng vận động càng lâu càng tốt. Ðiều trị có thể bao gồm lý liệu pháp, thuốc, các thiết bị trợ giúp và phẫu thuật.

Lý liệu pháp

Khi loạn dưỡng cơ tiến triển và cơ yếu đi thì khớp có thể bị cứng. Gân có thể bị ngắn, hạn chế độ linh hoạt và cử động của khớp. Cứng khớp là rất khó chịu và có thể xảy ra ở các khớp bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối và khớp háng.

Mục tiêu của lý liệu pháp là đưa ra các bài tập vận động phù hợp để giữ cho khớp càng linh hoạt càng tốt, làm chậm tiến triển của cứng khớp và làm giảm hoặc làm chậm biến dạng cột sống. Tắm nóng (thủy trị liệu) cũng giúp duy trì tầm cử động của khớp.

Thuốc

Các bác sĩ thường kê đơn những thuốc sau để điều trị một số dạng loạn dưỡng cơ:

- Đối với loạn dưỡng cơ trương lực

Những cách điều trị bệnh loạn dưỡng cơ
Những cách điều trị bệnh loạn dưỡng cơ


Các thuốc phenytoin (Dilantin, Phenytex), quinin (Legatrin, Quinamm) và procainamid (Promin, Pronestyl) được sử dụng để điều trị tình trạng chậm giãn cơ thường xảy ra trong loạn dưỡng cơ trương lực.

- Loạn dưỡng cơ Duchenne

Thuốc chống viêm corticosteroid như prednison (Deltason, Orason) giúp cải thiện sức mạnh của cơ và làm chậm tiến triển của loạn dưỡng cơ Duchenne.

Các thiết bị trợ giúp

Nẹp thể nâng đỡ cho các cơ bị yếu ở bàn tay và cẳng chân và giúp giữ cho các cơ và gân duỗi và linh hoạt, làm chậm tiến triển của co cứng. Các thiết bị khác như gậy chống, khung tập đi và xe lăn giúp duy trì sự độc lập và khả năng đi lại. Nếu các cơ hô hấp bị yếu, có thể phải sử dụng máy thở. Nguyên nhân gai cột sống http://coxuongkhoppcc.com/nguyen-nhan-gai-cot-song.html

Phẫu thuật

Ðể giải phóng chỗ co cứng khiến khớp bị đau, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật giải phóng gân. Có thể tiến hành phẫu thuật ở các gân vùng háng, đầu gối và gân Asin ở gót chân. Cũng có thể cần phẫu thuật để chỉnh sửa cong vẹo cột sống.

►Xem thêm: Tê 10 đầu ngón tay

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tê 10 đầu ngón tay là biểu hiện bệnh gì?

Nhiều bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay, đây là một hiện tượng hết sức bình thường và thường sau khi sinh con song hiện tượng này cũng hết. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải dấu hiệu tê 10 đầu ngón tay một cách thường xuyên và liên tục thì rất có thể bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý sau

Hội chứng ống cổ tay là hội chứng xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép ở khu vực cổ tay. Dây thần kinh này nằm tại khu vực cổ tay của mỗi người đảm nhận chức năng cảm giác ngoài da của các ngón trỏ, ngón giữa và cả gan bàn tay. Dây thần kinh giữa giúp đảm bảo chức năng co duỗi của các ngón tay. Khi cổ tay của một người hoạt động liên tục khiến cho dây thần kinh giữa bị kẹt, gây nên triệu trứng tê tay, liệt tay…

Thông thường, khi một người bị hội chứng cổ tay sẽ bị tê ngón trỏ, ngón giữa hoặc tê cả 10 đầu ngón tay. Những người thường xuyên sử dụng cổ tay như dân văn phòng gõ máy tính thường xuyên, các bà nội trợ… thường mắc phải hội chứng này và dễ bị tê 10 đầu ngón tay.

Tình trạng tê 10 đầu ngón tay thường gặp chủ yếu ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do giới trẻ hiện nay có xu hướng lười vận động, ngồi làm việc sai tư thế, sử dụng điện thoại di động quá nhiều…. Khi ngồi sai tư thế hay cúi đầu trong một thời gian quá lâu khiến cho một số căn bệnh tại đốt sống cổ có dịp phát tác như thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ…. Từ đó khiến cho dây thần kinh ngoại biên khu vực này bị chèn ép, người bệnh cảm thấy tê các đầu ngón tay tê bàn tay hay bị đau cổ vai gáy là những triệu chứng hết sức bình thường.

Tê 10 đầu ngón tay là biểu hiện bệnh gì?
Tê 10 đầu ngón tay là biểu hiện bệnh gì?


Bị tê 10 đầu ngón tay do bệnh lý tại khu vực đốt sống cổ là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là đối tượng trẻ khi tần suất sử dụng các thiết bị điện tử cũng như tính chất công việc hiện nay khiến mỗi người trở nên ì hơn và lười vận động hơn.

Viêm dây thần kinh ngoại biên do chế dộ dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất mất cân bằng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng tê bì 10 đầu ngón tay. Không chỉ vậy, hiện tượng này còn có thể kéo theo những tình trạng xấu khác như gây mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng vận động cơ thể… Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn tới viêm dây thần kinh ngoại biên và cũng khiến cho người bệnh bị tê 10 đầu ngón tay.

Thông thường, tình trạng thiếu máu não dẫn đến bị tê 10 đầu ngón tay đa số gặp phải ở người lớn tuổi. Bệnh đến một cách rất đột ngột khiến cho người bệnh không kịp có một biện pháp phòng tránh nào, bệnh cũng kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt… Khi gặp tình huống này, nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện uy tín là việc người bệnh nên làm đầu tiên.

Có nhiều bà bầu cũng bị tê 10 đầu ngón tay, đây là hiện tượng khi mang bầu các mạch máu bị chèn ép khiến cho 10 đầu ngón tay thỉnh thoảng bị tê. Vậy nên, tê 10 đầu ngón tay ở bà bầu không đáng lo ngại.

Bệnh tê 10 đầu ngón tay tuy chỉ là một dấu hiệu khá đơn giản nhưng ẩn đằng sau nó là những bệnh lý khá nguy hiểm. Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu tê tay, để nhanh chóng có biện pháp khắc phục.