Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Đau nhức khi chơi thể thao, lí do vì sao?

Đa số tình trạng bị đau khuỷu tay là do làm việc quá nhiều hoặc do các chấn thương thể thao từ việc chơi tennis, golf... gây ảnh hưởng đến gân, cơ, dây chằng, xương khớp...


Khuỷu tay nằm giữa 2 cấu trúc lớn và mạnh mẽ đó là cánh tay và cẳng tay. Khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra, nơi đó có các gân bám vào, bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài nơi bám các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Bên trong khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong nơi bám các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Xung quanh các khớp vùng khuỷu có dây chằng và bao khớp. Chức năng khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay.

1. Viêm gân


Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm:

- Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hay còn gọi là hội chứng golf) do ảnh hưởng của các nhóm gân bên trong khuỷu tay. Trong trường hợp này, khuỷu tay đau có thể bị gây ra do các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần của bàn tay, ví dụ công việc cầm búa đóng mỗi ngày, cầm gậy chơi Golf...
Triệu chứng: Đau dọc bên trong khuỷu tay, đặc biệt là có liên quan đến vận động của cổ tay. Đau nơi điểm bám của gân cơ tại bên trong khuỷu, cảm giác căng cơ, vận động khuỷu tay vẫn bình thường.Chụp X-quang không thấy bất thường. Trừ khi bị viêm mãn tính sẽ thấy chồi xương.

- Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hay còn gọi là hội chứng tennis elbow-khuỷu tay quần vợt): Nguyên nhân của hội chứng này là do các gân cơ bám lồi cầu ngoài có thể bị tổn thương do vận động khuỷu tay quá mức hoặc động tác mạnh lặp đi lặp lại hàng ngày, như là cầm vặn ốc, lau chùi cửa , chơi tennis..gây ra viêm gân.

Tuy vậy, không phải chỉ những người chơi tennis mới bị chứng tennis elbow. Nhiều người bị hội chứng tennis elbow do tham gia vào các hoạt động làm việc hay giải trí đòi hỏi sử dụng lặp đi lặp lại và mạnh mẽ của các cơ bắp cẳng tay như họa sĩ, thợ ống nước, thợ mộc, đặc biệt dễ bị chứng khuỷu tay quần vợt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lao động, đầu bếp, thậm chí người nội trợ chặt thịt ... bị khuỷu tay quần vợt thường xuyên hơn so với số người còn lại. Hầu hết những người bị chứng đau khuỷu tay tennis elbow ở độ tuổi từ 30 - 50, mặc dù ai cũng có thể bị chứng tennis elbow nếu họ có các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra có một số trường hợp không rõ nguyên nhân, xuất hiện đau âm ỉ kéo dài.

Triệu chứng:Các triệu chứng của khuỷu tay quần vợt phát triển dần dần. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau bắt đầu là nhẹ và từ từ trở nên xấu hơn trong vài tuần hoặc vài tháng. Thường không có chấn thương cụ thể liên kết với sự bắt đầu của triệu chứng.

Các dấu hiệu của hội chứng khuỷu tay quần vợt thường gặp bao gồm: Đau hoặc rát trên phần ngoài của khuỷu tay; Sức mạnh cầm nắm yếu.Các triệu chứng này thường trở nên tồi tệ khi bạn thực hiện các hoạt động gắn liền với cánh tay và cẳng tay như: Vắt khăn, cầm búa, bắt tay, cầm ca nước... Khám xương khớp ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/kham-xuong-khop-o-dau-hieu-qua.html

Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những hoạt động gây ra các triệu chứng và nơi trên cánh tay của bạn các triệu chứng xảy ra. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đã từng bị chấn thương khuỷu tay. Nếu bạn có tiền sử của bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thần kinh, đừng quên cho bác sĩ biết.

2. Viêm khớp khuỷu


Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp khuỷu thường là do bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp...

3. Viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu.


4. Chấn thương khuỷu như bong gân, giãn cơ, trật khớp, gãy xương...


5. Do chèn ép thần kinh trong: 


Thoái hoá, thoát vị đĩa đệm cộy sống cổ, chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Cơ bị teo

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Bệnh teo cơ là bệnh gì?

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.


Bệnh teo cơ là gì?


Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ:


Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.
Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.

Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải. 

Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.

Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ:


Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:

Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi.
Teo cơ tiến triển
Teo cơ cột sống
Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bại liệt
Đa xơ cứng
Gãy xương đùi
Thoát vị đĩa đệm

Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:

HIV/AIDS
COPD
Ung thư
Bỏng nặng
Suy thận mạn
Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Xem thêm: Đau cơ bắp chân

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Đau nhức cơ bắp tay, chân

Tình trạng đau cơ bắp chân ảnh hưởng đến việc di chuyển, khiến nhiều người rất khó chịu nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu và làm cách nào để giảm đau nhanh chóng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ những cơn đau cơ bắp chân của mình xuất phát từ đâu và cách điều trị đau nhức cơ bắp chân hiệu quả qua các các thông tin sau đây.


Nguyên nhân gây đau cơ bắp chân


Đau cơ bắp chân là tình trạng đau nhức mỏi ở bắp chân hoặc cảm thấy nặng chân thường xuất hiện vào những thời điểm khác nhau khó biết trước. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và thường gặp nhất là do:

1 – Suy tĩnh mạch

Những người bị đau bắp chân do bị suy tĩnh mạch là do thường đứng nột chỗ quá lâu, ít vận động khiến các mạch máu ở phần thấp của chân kém lưu thông, bị ứ đọng và gây chèn ép dẫn đến đau nhức. Những biểu hiện thường thấy khi bị suy tĩnh mạch là buổi tối đi ngủ mà gác chân lên cao thì hết đau nhưng ngày hôm sau đi làm về thì cảm thấy bắp chân đau mỏi, nhức, chân nặng và có cảm giác phù chân. Ban đêm có thể bị vọp bẻ.

2 – Đau cơ bắp chân do đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh phổ biến hiện nay, và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức bắp chân. Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương mà vị trí mà mức độ đau chân có thể khác nhau. Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.

Đau dây thần kinh tọa thực tế có thể do bị chấn thương, tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do các bệnh lý về cột sống gây nên, trong đó thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là chủ yếu. Khi các tổn thương về thực thể xảy ra (như đĩa đệm bị tràn ra ngoài hay có khớp xương bị viêm,…) chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau. Viêm khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-goi.html

3 – Đau cơ bắp chân do chuột rút

Đau bắp chân do bị chuột rút cũng khá phổ biến. Nhiều người gặp phải tình trạng này là do không khởi động hoặc khởi động không kỹ trước khi tập thể dục, tập luyện quá sức. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai thường hay bị thiếu canxi nên cũng có thể bị chuột rút làm đau bắp chân. Một số người phải hoạt động thường xuyên khiến cơ bắp mệt mỏi, không được thư giãn, máu huyết lưu thông kém hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ là chuột rút cũng làm cơ bắp chân bị đau.

Ngoài những nguyên nhân trên đây, một số trường hợp bị đau bắp chân có thể là do do tắc mạch máu, thoái hóa khớp gối, tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh bạch huyết… Người bệnh cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng thì mới biết được nguyên nhân chính xác.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Trị thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ tay điều trị như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều bệnh nhân đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện tại, khi mà các bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi mắc phải. Điều trị thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp cổ tay không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà là quá trình đòi hỏi sự phối hợp của cả thầy thuốc và bệnh nhân.


Thoái hóa khớp cổ tay là gì?


Thoái hóa khớp cổ tay là một dạng tổn thương xương khớp xảy ra tại vùng cổ tay, đặc biệt là tại vùng sụn khớp. Khi các sụn này thiếu chất dinh dưỡng, thương tổn hoặc xảy ra các vấn đề gây suy giảm chức năng sẽ khiến cho vận động của khớp gặp ảnh hưởng và gây ra những cơn đau nhức, nguy cơ rạn, nứt xương, gãy xương.

Thoái hóa khớp cổ tay cũng như các loại thoái hóa khớp khác xảy ra chủ yếu do một số yếu tố:

Tuổi tác.
Vận động.
Chấn thương,…

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp là một trong số những nhóm bệnh lý khó điều trị khỏi hoàn toàn do có liên hệ trực tiếp đến tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, một trong những quá trình không thể đảo ngược lại.

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay hiện nay chủ yếu hướng đến 3 mục đích chính:

Điều trị để chống biến dạng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân với các biện pháp giảm đau.
Giúp bệnh nhân lấy lại khả năng sinh hoạt bình thường bằng cách thay thế hoàn toàn khớp bị thương tổn trong những trường hợp tổn thương nặng không thể phục hồi hoặc can thiệp.

Các biện pháp điều trị chính:


Điều trị nội khoa:

Những trường hợp thoái hóa khớp nhẹ có thể can thiệp bằng các biện pháp giúp làm chậm quá trình lão hóa và suy giảm khớp. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân bằng các biện pháp:

Điều trị với thuốc giảm đau.
Sử dụng nẹp cố định khớp để giảm đau.
Các biện pháp vật lý trị liệu, dùng nước nóng, dùng đèn hồng ngoại và xoa bóp bằng các hoạt chất chống viêm dạng gel.

Điều trị ngoại khoa:

Với điều trị ngoại khoa, sẽ có 3 loại phẫu thuật được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp cụ thể. Bao gồm:

Phẫu thuật dự phòng. Mục đích chính của phương pháp phẫu thuật này giúp lấy lại tình trạng bình thường cho những khu vực khớp thoái hóa.
Phẫu thuật bảo tồn. Đây là loại phẫu thuật giúp can thiệp vào những khớp chưa bị hư hỏng nặng. Bác sĩ có thể khắc phục một số chức năng cơ học của khớp để giúp bệnh nhân lấy lại được vận động khớp bình thường.

Phẫu thuật thay thế. Đây là loại phẫu thuật can thiệp được lựa chọn cuối cùng trong điều trị khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả cho bệnh nhân hoặc trong các trường hợp khớp có nhiều hư hỏng nặng bắt buộc bác sĩ phải can thiệp thay thế.

Các bài tập phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ tay


Bài tập nắm duỗi tay, xoay cổ tay.
Thực hiện nắm duỗi tay khoảng 50 nhịp mỗi bên, kết hợp xoay cổ tay và thay phiên nhau. Bài tập này sẽ đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể thực hiện được ở nhiều nơi vào bất kỳ lúc nào để giúp cho cổ tay mềm dẻo và giảm nguy cơ cứng khớp, đau khớp.

Bài tập bóp bóng
Thực hiện với quả bóng tennis hoặc bóng cao su. Bạn thực hiện bóp quả bóng nhiều lần khi thư giãn, lúc mới ngủ dậy sẽ chống được tình trạng cứng khớp rất khớp và giúp cổ tay, bàn tay, ngón tay đều được vận động.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Những thói quen hàng ngày dễ ảnh hưởng cột sống

Có nhiều thói quen trong cuộc sống gây hại đến cột sống và sức khỏe  của bạn. Cùng điểm mặt những thói quen xấu này để biết cách điều chỉnh nhé.


Cột sống dễ bị tác động bởi những thói quen xấu

Hút thuốc lá


Hút thuốc lá thường xuyên gây nên hàng loạt hệ lụy về sức khỏe nha thoái hóa đĩa đệm cột sống. Chưa kể đến hút thuốc lá còn cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất cần thiết cho xương khiến quá trình tạo xương ở cột sống giảm đi. Do vậy, nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt hoặc hạn chế nhất có thể.

Dùng điện thoại sai tư thế


Giới trẻ hiện nay có xu hướng nghiện smartphone. Họ sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi ảnh hưởng đến các cơ quan như mắt, bàn tay, đốt sống cổ thậm chí cả cột sống nếu dùng sai tư thế.

Cúi xuống khi xem điện thoại ảnh hưởng đến xương sống và làm đĩa đệm bị chèn ép gây tổn thương. Bất động cột sống trong thời gian dài sai tư thế sẽ tác động tiêu cực đến chức năng của cơ quan này. Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc điều chỉnh tư thế để giảm thiểu nguy cơ đến cột sống

Sử dụng điện thoại sai tư thế gây đau vai gáy

Ngồi nhiều


Ngồi nhiều có thể coi là đặc tính của dân văn phòng do phải làm việc hầu hết thời gian với máy tính. Tư thế ngồi cũng không thể đúng chuẩn mà thường thay đổi nhiều hướng khác nhau như ngồi lệch sang hai bên, ngồi đổ người về phía trước… Sau mỗi buổi làm việc, bạn sẽ thấy đau mỏi vùng cổ, vai gáy và đau thắt lưng gây khó chịu cả về sức khỏe cũng như tâm lý.

Để hạn chế tình trạng này, cần lựa chọn tư thế đúng khi ngồi, vận động thường xuyên để cột sống được linh hoạt, giảm thiểu các cơn đau mỏi do ngồi quá lâu.

Đeo balo, túi xách nặng


Mang balo quá nặng sẽ làm vai chùng xuống, đè nén đĩa đệm. lâu dần, cột sống cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với túi xách, cặp quai chéo, đeo nặng sẽ khiến vai lệch sang một bên và khiến cột sống cong, vẹo, làm xấu dáng đi…. Viêm khớp dạng thấp http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-dang-thap.html

Chỉ nên đeo bao lo, túi xách với trọng lượng vừa phải, nên để cho cơ thể ở trạng thái bình thường,  hạn chế đeo thêm để phòng bệnh cột sống.

Đi giày cao gót trong thời gian dài


Nữ giới thường có thói quen đi giày cao gót để tăng chiều cao và tính thẩm mỹ. Hành động này thực chất ảnh hưởng xấu đến cột sống, làm tăng áp lực lên cột sống. Do vậy hãy lựa chọn những đôi dép đế bằng, êm chân để thoái mái cũng như không gây hại cho sức khỏe.

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Phương pháp trị đau dây thần kinh ngoại biên là gì?

Việc chữa đau dây thần kinh ngoại biên nói riêng và viêm dây thần kinh nói chung là một quá trình có thể mang lại nhiều khó khăn cho người bệnh. Việc chữa dứt điểm là điều rất khó khăn, việc duy trì điều trị lại khá phức tạp, và hầu hết người bệnh vẫn phải đồng hành cùng những cơn đau dọc suốt quá trình trị bệnh này.


ĐAU DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN


Những phương pháp chữa đau dây thần kinh sắp chia sẻ trong bài viết này là áp dụng cho các chứng bệnh đau dây thần kinh ngoại biên – là những hệ thống dây thần kinh không nằm tại não hay tủy, mà là sợi kết nối, truyền giao tiếp giữa cơ quan trung ương đến các bộ phận trên cơ thể.

Đau dây thần kinh ngoại biên có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc chấn thương, hay những tác nhân dạng độc, virus, vi khuẩn tấn công. Cơ chế của chúng là chèn ép lên những dây thần kinh này gây nghẽn và sưng viêm, tạo nên cảm giác đau theo từng mức độ bệnh.

Viêm dây thần kinh ngoại biên có thể để lại rất nhiều những hệ quả, nổi bật trong đó là những cơn đau ảnh hưởng đời sống và tinh thần người bệnh, những vùng da bị mất cảm giác dẫn đến không có phản ứng báo về trung tâm khi cơ thể gặp nguy hiểm, nhiều vùng da lâu dần bị hoại tử…

Việc phát hiện và chẩn đoán được loại bệnh cũng khá khó khăn, hầu như bác sĩ sẽ cần dựa vào những thông tin lấy từ người bệnh và những bài kiểm tra vật lý trực tiếp trên cơ thể để làm cơ sở kết luận bệnh. Khi đó, ta mới có những liệu pháp chữa đau dây thần kinh phù hợp và hiệu quả.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA ĐAU DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN PHỔ BIẾN:


Tùy theo từng vị trí phát bệnh, tùy theo mức độ, thời gian bệnh và tùy theo thể trạng cho phép của mỗi người mà có các cách chữa đau dây thần kinh phù hợp khác nhau. Tuy nhiên, tổng hợp lại, ta có thể khái quát bằng hai phương pháp lớn: dùng thuốc điều trị đau dây thần kinh và vật lý trị liệu.

Thuốc giảm đau

Đây là loại thuốc phổ biến được dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh ngoại biên. Thuốc được áp dụng đối với những trường hợp có mức độ không quá nặng, sẽ dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Còn đối với trường hợp bệnh biểu hiện nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc giảm đau kê theo đơn.

Thuốc chứa thuốc phiện

Một phần nhỏ thuốc phiện nằm trong một số loại thuốc như Oxycodone (Roxicodone), Tramadol (Ultram ER) sẽ mang lại tác dụng giảm đau, hỗ trợ chữa đau dây thần kinh rất tích cực. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này, vì chúng có thể gây nghiện và phụ thuộc vào thuốc. Hơn nữa không phải trường hợp bệnh nào thuốc cũng có tác dụng.

Thuốc chống động kinh

Một số loại thuốc có thể kể đến như Phenytoin (Phenytek, Dilantin), Carbamazepin (Tegretol, Carbatrol), Pregabalin (Lyrica), Topiramate (Topamax), Gabapentin (Neurontin, Gralise).
Tuy nhiên các loại thuốc này tác động lên cơ quan chủ thần kinh, có thể gây ra chóng mặt và buồn ngủ, người bệnh nên dùng trước thời gian nghỉ ngơi.

Thuốc ức chế miễn dịch

Các loại thuốc này sẽ giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ người bệnh tự miễn dịch. Một số loại thuốc như Azathioprine (Azasan, Imran), Cyclosporin (Sandimmune), Prednisone.

Thuốc chống trầm cảm

Những loại thuốc như Doxepin và Nortriptyline (Pamelor, Aventyl), Amitriptylin có khả năng can thiệp hóa học vào cơ quan chủ quan não bộ và tủy sống, ngăn cản nguy cơ hình thành căn bệnh trầm cảm ở người mắc vấn đề về dây thần kinh.

Miếng dán Lodocain

Chất gây tê Lidocaine có trong miếng dán sẽ giúp người bệnh giảm đau tại vùng tiếp xúc. Đây là sản phẩm hỗ trợ chữa đau dây thần kinh ngoại biên khá hiệu quả

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.